Rối loạn kinh nguyệt: 10 nguyên nhân, 5 triệu chứng và cách phòng tránh hiệu qủa nhất
Chị em cùng theo dõi bài viết cụ thể dưới đây để hiểu về chứng bệnh phụ khoa này nhé.
Rối loạn kinh nguyệt là gì ?
Rối loạn kinh nguyệt là một trong những bệnh phụ khoa nữ phổ biến và có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất. Theo định nghĩa chung, chu kỳ kinh nguyệt được đánh dấu bằng sự chảy máu từ âm đạo có chu kỳ, tình trạng này xảy ra khi niêm mạc tử cung (nội mạc chức năng) bị bong ra và chảy máu. Thời gian của mỗi chu kỳ nguyệt san sẽ được tính từ khi bắt đầu kỳ kinh này đến khi bắt đầu kỳ kinh sau (chính là ngày đầu tiên chảy máu).
Theo chu kỳ bình thường, một phụ nữ ở lứa tuổi hoạt động sinh dục sẽ có thời gian vòng kinh nguyệt trung bình là 28, thời gian hành kinh 4 ngày, lượng mất máu trung bình là 40 – 100 ml. Đối với một người bình thường, chu kỳ nguyệt san có phóng noãn sẽ chia làm 2 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: là giai đoạn chịu ảnh hưởng của chất Estrogen (từ ngày thứ nhất đến ngày 12 của chu kỳ)
– Giai đoạn 2: là giai đoạn chịu ảnh hưởng của chất Progesterone kết hợp với Estrogen (từ ngày thứ 13 đến ngày cuối của chu kỳ, thường là ngày 28)
Chứng rối loạn kinh nguyệt nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có tác hại lớn đến đời sống của chị em phụ nữ, đặc biệt có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Do vậy, chị em cần chủ động tìm hiểu về các biểu hiện của bệnh này và có phương hướng phòng tránh và điều trị phù hợp.
1. Nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở cả độ tuổi dậy thì, sinh con hay kể cả đã mãn kinh. Hầu như chị em phụ nữ nào ít nhất cũng sẽ đôi lần gặp phải tình trạng bệnh này do bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do bắt nguồn từ các thói quen sinh hoạt và điều độ trong cuộc sống. Dưới đây là 10 nguyên nhân chính gây nên rối loạn kinh nguyệt:
Thứ nhất: Nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố
Nguyên nhân này bắt nguồn từ chu kỳ phát triển và biến đổi trong thời kỳ sinh sản của chị em phụ nữ. Các giai đoạn người phụ nữ sẽ phải trải qua bao gồm từ lúc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú đến tiền mãn kinh và mãn kinh. Ở những điểm mốc này thường sẽ xuất hiện sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nữ, dẫn đến kinh nguyệt không đều hoặc bị mất .kinh.
Thứ hai: Do tăng cân hoặc giảm cân
Trọng lượng cơ thể thay đổi đột ngột kể cả tăng cân hay giảm cân đều làm nhiễu loạn mức độ hoocmon trong cơ thể. Do vậy ảnh hưởng đến sự hành kinh, dẫn dẫn rối loạn kinh nguyệt. Giảm cân sẽ có tác động nhiều hơn so với tăng cân, tuy nhiên chị em đang trải qua 2 tình trạng này đều phải lưu ý để cải thiện và có phương pháp khắc phục ngay.
Thứ ba: Rối loạn kinh nguyệt do ăn uống không ổn định
Thói quen ăn uống không ổn định là nguyên nhân tác động trực tiếp nhất đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt. 2 chứng rối loạn ăn uống tác động mạnh nhất là chán ăn hoặc ăn uống vô độ. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng bất thường làm biến động các hooc mon, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến các chức năng trong cơ thể cụ thể là việc trao đổi chất cơ bản. Do vậy, chúng ta phải duy trì chế độ ăn uống hợp lý, điều độ để tránh gây ra tình trạng rối loạn nêu trên.
Thứ tư: Do tập thể dục quá nhiều
Nhiều người quan niệm tập thể dục càng nhiều càng tốt, càng khỏe tuy nhiên việc áp dụng chế độ tập quá sức sẽ gây nên rất nhiều tác hại nghiêm trọng, trong đó có gây ra chứng bệnh rối loạn kinh nguyệt. Điều này xảy ra do cường độ tập luyện quá nhiều sẽ làm thay đổi các chức năng trong cơ thể con người, dẫn đến thay đổi cả sinh lý và chu kỳ nguyệt san. Ví dụ điển hình là các vận động viên thể thao hầu như đều mắc chứng rối loạn kinh nguyệt.
Thứ năm: Do rối loạn tuyến giáp
Khi bị rối loạn tuyến giáp, các hooc môn tuyến giảm ảnh hưởng lớn đến tốc độ trao đổi chất trong cơ thể chúng ta do vậy những người bị bệnh này thường kéo theo bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh không đều.
Thứ sáu: Cho con bú cũng là một nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Việc cho con bú tưởng chừng vô hại nhưng cũng là một yếu tố gây nên chứng rối loạn kinh nguyệt. Khi cho con bú, lượng hooc môn bị biến đổi và làm rối loạn cân bằng bình thường dẫn đến làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Những người đang cho con bú thông thường sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ tác động làm chậm chu kỳ kinh. Mặt khác, khi nuôi con bằng sữa mẹ cũng sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với người bình thường do vậy chu kỳ kinh cũng sẽ dài ngày hơn, phải một thời gian dài sau khi sinh con xong chị em mới có thể quay về chu kỳ kinh ổn định.
Thứ bảy: Rối loạn kinh nguyệt do dậy thì
Khi mới bước vào tuổi dậy thì, hầu hết các bạn nữ đều sẽ mắc chứng rối loạn kinh nguyệt do mức độ nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phát mất một thời gian để ổn định và hình thành quy luật. Phải mất đến 2, 3 năm các bạn nữ mới có thể có chu kỳ kinh ổn định.
Thứ tám: Rối loạn kinh nguyệt do hội chứng buồng trứng đa nang
Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản có đến 10% có nguy cơ đối mặt với hội chứng buồng trứng đa nang. Khi chị em phụ nữ ở độ tuổi này, buồng trứng có thể sản sinh ra các nang làm tăng lượng estrogen có trong cơ thể, kéo theo lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra. Chính vì hội chứng này dẫn đến quá trình rụng trứng diễn ra không đều nên chu kỳ kinh cũng theo đó diễn biến thất thường. Hội chứng này có thể nhận biết thông qua nhiều dấu hiệu bên ngoài như nổi mụn trứng cá, tăng cân, thường xuyên chậm kinh, mất kinh và bị rậm lông…
Thứ chín: Nguyên nhân do tuổi tiền mãn kinh
Khi phụ nữ đến giai đoạn tiền mãn kinh, trong cơ thể có nhiều biến đổi đặc biệt là các hooc môn nữ bắt đầu giảm do vậy chu kỳ kinh trước đó bị phá vỡ kéo theo kinh nguyệt không đều.
Nguyên nhân thứ 10: Do stress, do thay đổi môi trường sống
Stress có thể xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên rối loạn kinh nguyệt. Cuộc sống căng thẳng, mệt mỏi, ốm đau triền miên… sẽ làm cho tuyến thượng thận tiết ra một loại hooc môn là cortisol. Loại hooc môn này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các loại nội tiết tố nữ như progesterone và estrogen, gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ dẫn đến làm rối loạn kinh nguyệt. Việc thay đổi môi trường sống cũng tác động lớn đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ, do thay đổi môi trường sống kéo theo thay đổi nước, khí hậu… Do vậy đây cũng là một nguyên nhân gây nên chứng rối loạn kinh nguyệt.
2. Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em phụ nữ sẽ có nhiều triệu chứng dễ phát hiện như sau:
Màu sắc da thay đổi là một trong những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt
Trong thời kỳ bị rối loạn kinh nguyệt, do nội tiết tố trong cơ thể chị em phụ nữ biến đổi bất thường nên khiến cho làn da của chị em bị xanh xao, yếu ớt và xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, vết nám da. Đây là biểu hiện trực tiếp ngay trên cơ thể nên chị em dễ dàng nhận thấy.
Tính khí người bị rối loạn kinh nguyệt thường thay đổi thất thường
Các chị em thường khi đến chu kỳ kinh nguyệt tính khí đã thay đổi, khi bị rối loạn kinh nguyệt tính khí lại càng trở nên bất thường do cơ thể mệt mỏi, hooc môn thay đổi. Khi mắc chứng bệnh này chị em hay nổi nóng vô cớ, dễ cáu gắt, tinh thần không thoải mái lúc nào cũng cảm thấy khó chịu, bức bối.
Số ngày hành kinh bất thường
Như bài viết đã phân tích về chu kỳ kinh nguyệt ở ngay đầu bài, chu kỳ kinh nguyệt chuẩn thường là 28 ngày hoặc chỉ chênh lệch trên dưới 3 ngày, lượng máu kinh khoảng 80 đến 200 ml. Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ nguyệt san có thể thay đổi đến sớm hơn hoặc muộn hơn. Lượng máu kinh cũng biến đổi thất thường và không ổn định, có thể nhiều hơn hoặc ít đi. Tình trạng nguy hiểm nhất của triệu chứng này là bị rong kinh hoặc mất kinh. Các dấu hiệu này là biểu hiện trực tiếp nhất của chứng rối loạn kinh nguyệt do vậy chị em cần chú ý theo dõi để khi có bất kỳ triệu chứng nào thì có ngay biện pháp khắc phục kịp thời.
Sự thay đổi ở máu kinh
Khi chị em phụ nữ bị mắc bệnh rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý, máu kinh sẽ có thay đổi rõ rệt, biểu hiện trực tiếp là ở màu sắc và tình trạng, máu kinh trở nên sẫm màu hơn và thường bị vón cục màu đen; thậm chí nhiều chị em còn bị mất kinh hẳn trong vài tháng. Khi phát hiện thấy những bất thường ở máu kinh chị em cần đi khám ngay để được tư vấn sử dụng loại thuốc và có phương pháp chữa trị phù hợp.
Máu kinh nguyệt có màu hồng nhạt hoặc hơi đỏ một chút xíu cho thấy chu kì của chị em đã bắt đầu và màu kinh này hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu đang ở giữa chu kì thì chị em nên lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của chấn thương bên trong, bệnh hoa liễu hay nội tiết tố thay đổi. Nếu bạn không quan hệ tình dục trước đó thì cũng không cần phải quá lo lắng nhé. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu sớm của mang thai.
Nếu máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi, chu kì trong vòng khoảng 5 ngày là tốt nhưng nếu kéo dài hơn, chị em nên đến để bác sĩ phụ khoa kiểm tra. Máu đỏ tươi kéo dài có thể là dấu hiệu lượng estrogen thấp, đôi khi xảy ra sau ăn uống theo chế độ quy định hay uống rượu quá mức cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Khi đang ở “thời kì cao trào” của chu kì, vài cục máu đỏ thẫm sẽ xuất hiện bởi đây là thời điểm tử cung co bóp mạnh mẽ. Đây là điều bình thường, tuy nhiên, khi máu có màu tối và ào ạt, đó có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung. Máu đỏ thẫm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nồng độ estrogen cao.
Khi thấy máu kinh nguyệt có màu đỏ cam, có thể đó là hiện tượng không gây hại do chất tiết từ tử cung hòa với máu, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh phụ khoa. Tốt nhất, nên đến bác sĩ thăm khám bạn nhé.
Nếu thấy xuất hiện màu xám, ở dạng lổn nhộn, có thể đó là dấu hiệu sảy thai hoặc tỉ lệ viêm nhiễm khá cao.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm thuốc đông y phụ khoa xứ Mường để giải quyết vấn đề này nhé.
Đau bụng kinh dữ dội
Thông thường khi đến kỳ kinh chị em thường có biểu hiện đau bụng kinh. Đối với những người bị rối loạn kinh nguyệt tình trạng đau bụng kinh thường xảy ra dữ dội. Nhiều người khi đến kỳ kinh thậm chí còn phải sử dụng đến thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau bụng kinh. Những cơn đau này gây khó chịu cho chị em và ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như sinh hoạt trong cuộc sống.
Tăng sản tuyến vú
Khi gần đến kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em thường có dấu hiệu bị đau nhức đầu vú, tăng sản tuyến vú. Chúng ta thường lầm tưởng rằng đây chỉ là một dấu hiệu cho việc sắp đến ngày hành kinh tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia thì đây là báo hiệu của việc đang có những bất thường xảy ra ở kỳ kinh nguyệt của chị em. Do vậy khi gặp biểu hiện này chúng ta cũng không được chủ quan, tình trạng xảy ra quá mức thì cần tìm sự tư vấn của bác sĩ.
3. Cách phòng tránh bệnh rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới, để giảm nguy cơ đối mặt với căn bệnh này ngay từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày chúng ta cần duy trì nề nếp để phòng tránh trước khi phải điều trị chứng bệnh này.
– Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày tác động trực tiếp đến trình trạng cơ thể, do vậy để cơ thể luôn khỏe mạnh chúng ta phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể: trong ăn uống cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm hoa quả, rau xanh để tăng cường vitamin cho cơ thể, uống đủ nước..; không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá … Chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ điều độ; cần ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày, không thức quá khuya…
– Bản thân mỗi người cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để cơ thể luôn khỏe mạnh, nên đi bộ hoặc có những bài thể dục nhịp nhàng vào buổi sáng để khỏe khoắn hơn. Không nên làm việc quá sức tránh việc để bản thân quá mệt mỏi, stress; cần duy trì những khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý để giải tỏa căng thẳng sau khi làm việc.
– Hàng ngày chị em phụ nữ cần duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, đặc biệt là sau khi quan hệ và những ngày hành kinh. Chị em không nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính chất tẩy rửa cao vì sẽ làm mất cân bằng trong môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn phát triền và gây bệnh.
– Khi đã phát hiện bị rối loạn kinh nguyệt hoặc bị các bệnh phụ khoa khác, cần hạn chế thậm chí kiêng quan hệ tình dục để tình trạng bệnh không diễn biến theo hướng nặng hơn.
Phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt. Nên điều trị theo phương pháp nào ?
– Khi phát hiện bản thân bị rối loạn kinh nguyệt, chị em phụ nữ cần chú ý theo dõi tình trạng bệnh tình của mình để có phương án điều trị phù hợp.
– Với tình trạng bệnh ở mức thông thường, chị em có thể sử dụng các loại thuốc phù hợp để điều trị bệnh. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần tham khảo tư vấn từ ý kiến của dược sỹ để tránh trường hợp thuốc dị ứng, thuốc không phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
– Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh rối loạn kinh nguyệt, nếu đã gặp các triệu chứng không thể tự dùng thuốc thì cần đi khám ngay tại phụ khoa xứ Mường chữa bệnh phụ khoa để được bác sỹ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
=> Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo sản phẩm thuốc đang được các chị em rất tin dùng trong việc chữa trị bệnh rối loạn kinh nguyệt, chị em có thể tham khảo sản phẩm thuốc điều kinh gia truyền xứ Mường đang được rất nhiều chị em tin dùng tại đây.
Rối loạn kinh nguyệt là bệnh phụ khoa hầu như bất kỳ chị em phụ nữ nào cũng sẽ mắc phải ở mức độ nhẹ, nếu không phòng tránh thì có thể sẽ gặp tình trạng nặng hơn. Tuy nhiên dù bệnh ở tình trạng nào thì cũng đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chị em, diễn biến bệnh nặng còn tác động đến cả việc sinh con nữa. Vì thế mỗi chị em chúng ta cần có kiến thức để chủ động phòng tránh, giữ gìn cho bản thân luôn khỏe mạnh ./.
Nếu không may mắc bệnh lý phụ khoa, người bệnh đừng ngần ngại hãy inbox hoặc liên hệ trực tiếp cho Lương y Trần Thị Lý phụ khoa xứ Mường để được hỗ trợ sớm nhất.
♥ Công ty TNHH Phụ Khoa Xứ Mường
♥ Địa chỉ: Số nhà 81, tổ 25, Phường Chăm Mát Thành phố Hoà Bình, Hòa Bình
♥ Hotline 0363.222.888
♥ Email: tranly621989@gmail.com